Nhận định, soi kèo Reims vs Marseille, 23h00 ngày 29/3: Củng cố vị trí nhì bảng
本文地址:http://live.tour-time.com/news/0b396707.html%20l
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Adelaide United, 15h35 ngày 29/3: Bảo vệ vị trí
30 năm vẫn không lộ diện
Elena Ferrante được độc giả toàn cầu biết đến nhiều sau bộ tiểu thuyết 4 tập, trong đó cuốn Người bạn phi thườngxuất bản năm 2011 lập tức trở thành best-seller. Bà còn được tạp chí Time(Mỹ) xếp vào danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016.
Tuy nhiên, Ferrante luôn giữ bí mật về con người thật của mình kể từ khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay năm 1992 - Troubling Love (Tình yêu rắc rối). Bà có trả lời phỏng vấn nhưng chưa từng lộ diện trên truyền thông, xuất hiện trong các buổi họp báo. Ngay cả những người như biên tập, biên dịch, chủ nhà xuất bản cũng chưa từng gặp mặt bà.
Ferrante và Sandra Ozzola - biên tập viên lâu năm của bà, có mối quan hệ thân thiết. Ozzola và Sandro Ferri đứng đầu nhà xuất bản Edizioni E/O, nơi phát hành tác phẩm của Ferrante trong nhiều thập kỷ.
Tại Mỹ, Europa Editions là nơi xuất bản tác phẩm của Ferrante. Dù vậy, Tổng biên tập Michael Reynolds không biết Ferrante thực sự là ai và cũng không muốn tìm hiểu. “Tôi hoàn toàn không hứng thú và đã như vậy từ ngày đầu tiên”, Reynolds nói.
Danh tính của Ferrante là bí mật ngay cả đối với dịch giả tiếng Anh lâu năm của bà - Ann Goldstein. Họ trao đổi thư từ suốt 20 năm qua nhưng phần lớn thông qua Ozzola.
Qua năm tháng, Ferrante hé lộ một số thông tin cá nhân như bà lớn lên ở Napoli, con gái của một thợ may. Bà đã kết hôn và có con. Nhà văn lý giải, ban đầu, bà cảm thấy ngại ngùng: "Tôi sợ hãi khi nghĩ đến việc phải thoát ra khỏi vỏ bọc của mình".
Ferrante là người kín đáo nhưng không hề ẩn dật. Bà viết cho tờ Guardianvà các báo của Italy. Bà cũng xuất bản cuốn sách Frantumagliacó thông tin cá nhân của mình và những trao đổi với các nhà báo. Khi trả lời phỏng vấn, bà thường xuyên chia sẻ suy ngẫm về tác phẩm của mình - ảnh hưởng, động lực, trạng thái tinh thần và lý do bà giấu kín bản thân.
Truy tìm nhà văn ngoài đời thực
Tháng 3/2016, Marco Santagata, tiểu thuyết gia và nhà ngữ văn người Italy, xuất bản một bài báo chia sẻ suy luận của ông về danh tính Ferrante. Bài viết của vị giáo sư dựa trên phân tích ngữ văn, các chi tiết cảnh quan thành phố Pisa, kiến thức về chính trị Italy hiện đại trong tác phẩm của Ferrante.
Ông kết luận tác giả người Napoli, đã sống ở Pisa nhưng rời đi năm 1966. Do đó, Ferrante có thể là Giáo sư Marcella Marmo, người đã học ở Pisa từ năm 1964 đến năm 1966. Tuy nhiên, cả Giáo sư Marmo và nhà xuất bản đều phủ nhận.
Tháng 10/2016, phóng viên điều tra Claudio Gatti dựa trên hồ sơ giao dịch bất động sản và thanh toán tiền bản quyền để đưa ra kết luận Anita Raja, dịch giả ở Rome, là tác giả thực sự đằng sau bút danh Ferrante. Bài báo của Gatti bị nhiều người trong giới văn học chỉ trích là vi phạm quyền riêng tư.
Tháng 12/2016, nhật báo El Mundođăng tải cuộc phỏng vấn với Raja xác nhận bà là Elena Ferrante. Thông tin này nhanh chóng bị nhà xuất bản của Ferrante phủ nhận và tố cuộc phỏng vấn là giả mạo.
Tháng 9/2017, một nhóm học giả, nhà khoa học máy tính, nhà ngữ văn và ngôn ngữ học tại Đại học Padua đã phân tích 150 cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Italy của 40 tác giả khác nhau, trong đó có 7 cuốn của Ferrante.
Họ kết luận rằng chồng của Raja, tác giả và nhà báo Domenico Starnone, có thể là Ferrante. Raja đã làm việc cho E/O Publishing với tư cách là người biên tập sách của chồng trong nhiều năm.
Tuy nhiên, Ferrante đã nhiều lần bác bỏ những ý kiến cho rằng bà thực sự là đàn ông. Nhiều người hâm mộ của Ferrante cũng cho rằng tác giả này là một phụ nữ khi miêu tả các nhân vật nữ với sắc thái đa dạng đầy tinh tế, nhạy cảm.
Trong một cuộc phỏng vấn qua email vào năm 2014, Entertainment Weeklyđã hỏi Ferrante: “Bà có bao giờ hối hận vì đã không tiết lộ danh tính của mình không? Bà có cảm thấy bản ngã dâng trào khiến bà muốn mở tung cửa sổ và kêu lên: Chính tôi là người đã tạo ra thế giới này!”.
Câu trả lời của Ferrante rất rõ ràng: “Hình ảnh cửa sổ của bạn thật thú vị. Nhà tôi ở tầng trên, tôi sợ độ cao, còn bản ngã của tôi thấy vui vẻ khi tránh né được việc nhoài người ra ngoài cửa sổ”.
Người bạn phi thường- phần mở đầu trong series 4 tập của Elena Ferrante, kể về thời thơ ấu và niên thiếu của Elena và Lila - hai cô bé sống trong một khu phố nghèo thuộc thành phố Napoli (Italy) những năm 1950. Lớn lên ở những con phố đầy khắc nghiệt, hai cô gái nhỏ có sự khác biệt, ghen tị, ganh đua nhưng cũng thân thiết, gắn bó, tình cảm. Số phận của người này phản chiếu lên số phận của người kia. Dưới lăng kính của Elena, nhà văn Ferrante kể về những biến chuyển của Napoli tăm tối, của Italy trong giai đoạn bùng nổ kinh tế sau Thế chiến, kéo theo vô vàn cảm xúc khác nhau trong mối quan hệ giữa 2 cô gái.
">Tác giả giấu mặt của cuốn sách được bình chọn hay nhất thế kỷ 21
Đoạn video do một hành khách ghi lại cho thấy cảnh một người phụ nữ la hét và chửi thề với những hành khách khác trong khi các thành viên phi hành đoàn cố gắng khống chế cô trên lối đi.
Các tiếp viên hàng không đã cố gắng làm dịu tình hình bằng cách trói chặt cổ tay nữ hành khách này, nhưng cô vẫn ngoan cố chống cự bằng cách cắn xé áo của một thành viên phi hành đoàn.
"Buông tôi ra. Anh định làm gì, giết tôi à? Các anh là tiếp viên kiểu gì thế, tại sao lại còng tay tôi. Tại sao anh lại còng tay tôi?", nữ hành khách hét lên.
Không dừng lại ở đó, nữ hành khách này tiếp tục thốt lên những lời tục tĩu và đe dọa những hành khách khác.
Ngay sau đó, cảnh sát đã có mặt trên máy bay để đưa đối tượng gây rối xuống trong tiếng vỗ tay hưởng ứng của những hành khách khác.
United Airlines nói với tờ The Independentrằng phi hành đoàn đã quyết định chuyển hướng đến Orlando, nơi lực lượng thực thi pháp luật đang chờ để đưa người phụ nữ ra khỏi máy bay.
Người phát ngôn của Sở Cảnh sát Orlando thông báo với FOX 35 rằng hành khách đã được đưa đến bệnh viện địa phương để đánh giá y tế.
Theo WSVN, sự cố gây gián đoạn này đã khiến chuyến bay bị chậm ba tiếng rưỡi vì phải tập hợp phi hành đoàn mới ở Orlando.
Nguyên nhân khiến người phụ nữ đột nhiên có hành vi "hung hăng" trong suốt chuyến bay vẫn chưa được làm rõ.
Tính đến năm 2024, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã ghi nhận hơn 893 báo cáo về các hành vi gây rối của hành khách trên máy bay.
Nữ hành khách điên cuồng chửi bới, cắn xé tiếp viên trên máy bay
Trung Quốc tuýt còi video 'Khổng Minh bắn súng', 'Ngộ Không đánh Đường Tăng'
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3: 'Chung kết' sớm
Theo người sáng lập Jessica Melina, nhóm đã giải quyết hơn 10.000 vụ việc bằng cách sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật khác nhau, từ kiểu điều tra truyền thống cho đến giám sát bằng máy bay không người lái và camera giấu kín.
Kể từ khi thành lập tới nay, tất cả các thành viên của nhóm đều là phụ nữ, vì Melina tin rằng nữ giới phù hợp nhất với công việc này.
Jessica chia sẻ với báo La República: "Tôi quyết định lập đội thám tử gồm toàn phụ nữ, vì tôi nhận ra họ mang lại kết quả tốt hơn". Bà cho biết, các nữ thám tử thường ít bị phát hiện, giải quyết vấn đề rất nhanh.
Jessica Melina cho biết, "Biệt đội phượng hoàng" ra đời xuất phát từ nhu cầu của mọi người trong việc thu thập bằng chứng ngoại tình trong các vụ ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con.
Ada Hinostroza, một trong những thám tử của "Biệt đội phượng hoàng", nói vớiRPPrằng trong những tình huống đơn giản, nhóm có thể có được bằng chứng chỉ trong vài giờ. Thành tích tốt nhất của nhóm là giải quyết một vụ ngoại tình trong 4 giờ.
Điều thú vị là, theo dữ liệu mà "Biệt đội phượng hoàng" thu thập được trong 20 năm qua, số phụ nữ không chung thủy nhiều hơn nam giới đáng kể.
Thám tử Liz Rodriguez tuyên bố, 70% các vụ án mà họ xử lý liên quan đến phụ nữ không chung thủy, so với chỉ 30% nam giới.
Theo Jessica Melina, hai năm qua, trong số 10 vụ án mà bà điều tra mỗi tuần, có tới 8 vụ liên quan đến việc phụ nữ không chung thủy với bạn đời của mình.
'Biệt đội' chuyên bắt kẻ ngoại tình, phát hiện sốc về phụ nữ không chung thủy
Đảm nhiệm vai Khương "liều" là Duy Hưng - Nam diễn viên chính phim truyền hình xuất sắc nhấtở Cánh diều vàng 2024. Lần đầu đóng chung với bạn diễn Thanh Huế kém mình tới 12 tuổi nhưng hai diễn viên kết hợp rất ăn ý.
VTV vừa tung clip hậu trường cảnh quay nhân vật Tuyết tung đòn khiến Khương "liều" tái mặt vì tưởng có thể chiếm hữu được "nương tử". Trên phim, cảnh quay này chỉ có sự xuất hiện của hai diễn viên nhưng thực tế ê-kíp đoàn phim đông đảo xuất hiện kín ở bối cảnh khá chật chội.
Đạo diễn Trần Trọng Khôi rất nhiệt tình thị phạm cho diễn viên Thanh Huế để cô có thể diễn tự tin trước ống kính và phối hợp mượt mà với đàn anh Duy Hưng. Trong lúc Duy Hưng ngã xuống giường, đạo diễn tranh thủ chụp hình lại và đồng thời nhắc thoại cho diễn viên.
Thanh Huế dù còn trẻ và mới đóng tới phim thứ 2 nhưng diễn xuất rất tự tin bên đàn anh hơn 12 tuổi đã có kinh nghiệm tham gia cả chục phim giờ vàng. Với cảnh phim đã phát sóng, có thể thấy Duy Hưng và Thanh Huế kết hợp ăn ý, tạo nên phân đoạn hấp dẫn trong Độc đạo.Phim hiện phát sóng vào thứ 2, 3, 4 hàng tuần trên VTV3.
Clip: VTV
Hậu trường cảnh nóng của Khương 'liều' và nương tử kém 12 tuổi trong 'Độc đạo'
Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ(minh hoạ: Tạ Huy Long)là cuốn truyện tranh bán hư cấu kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỷ 17 và có công rất lớn trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.
Tại toạ đàm, các diễn giả trao đổi câu chuyện xoay quanh hành trình sáng tạo và phát triển, phổ biến chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt, kể từ khi giáo sĩ Alexandre de Rhodes lần đầu đặt chân tới Việt Nam từ 400 năm trước (1624) và giá trị của các loại văn tự được ghi nhận trong sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam.
Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly hiện đang làm việc tại khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, niềm vui và hạnh phúc đối với một nhà nghiên cứu là được chia sẻ những hiểu biết khiêm tốn của mình với độc giả.
"Tôi cũng đã trải qua một hành trình dài đi tìm tài liệu trong các văn khố ở Lisbon, Vatican, Roma, Madrid, Avila, Paris, Lyon, Hà Nội với mong muốn phác thảo lại một cách trọn vẹn nhất có thể về lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt (1615-1919).
Chữ Quốc ngữ mà các bạn đang dùng không phải là sản phẩm sáng tạo duy nhất của các thừa sai người nước ngoài. Vào giữa thế kỷ 19, các vị linh mục người Pháp đã tìm ra con đường lên Kon Tum và cũng bắt tay vào học tiếng nói của người Jrai, Bahnar, Xê Đăng... Họ cũng tạo ra chữ viết hệ Latinh cho khoảng chục ngôn ngữ tại Tây Nguyên", TS. Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ.
Theo bà Ly, ngày nay có nhiều hỗ trợ về ngôn ngữ, cách đây 400 năm, những nhà truyền giáo không có gì ngoài các ký tự. Hiện tại, chúng ta được thụ hưởng nhiều giá trị của tiền nhân nên phải biết để giữ gìn và tri ân.
"Thời kỳ đầu trong công cuộc sáng tạo chữ Quốc ngữ, các giáo sĩ đã học cùng người bản xứ, còn người Việt chỉnh cách phát âm cho các thừa sai. Sau này, các thừa sai dạy chữ viết hệ Latinh cho các thầy giảng người Việt và chính họ là những người gìn giữ, chỉnh lý chữ Quốc ngữ", bà Ly chia sẻ.
PGS.TS Trần Trọng Dương cho biết, việc xã hội sử dụng chữ Nôm đầu triều Lý là dấu mốc cho sự phát triển của dân tộc, ca dao hò vè thời Nho giáo, Phật giáo đều dùng chữ Nôm. Khi giáo sĩ phương Tây vào Việt Nam, họ cũng học chữ Nôm trước và có chữ Nôm Công giáo.
"Lịch sử đa dạng hơn chúng ta nghĩ. Di sản chữ Quốc ngữ Công giáo và chữ Nôm Công giáo rất phong phú. Sinh mệnh của văn tự gắn liền với thể chế chính trị. Chữ Quốc ngữ được chọn chính thức cũng vì sinh mệnh của đất nước. Công cụ quan trọng thời đó là bình dân học vụ. Sinh mệnh văn tự liên quan đến ý thức hệ, mục đích chính là chống lại phong kiến", PGS.TS Trần Trọng Dương nhận định.
Thông qua cuộc tọa đàm, NXB Kim Đồng mong muốn độc giả trẻ sẽ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt, thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc Việt Nam.
Những điều thú vị về hành trình ra đời chữ Quốc ngữ của Việt Nam
友情链接